Theo Bộ Công thương, thị trường tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 5 vừa qua vẫn khá chậm mặc dù theo thông lệ đây là giai đoạn cao điểm của mùa xây dựng.

Nguyên nhân là do giá vận chyển tăng nên các doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm thép. Về giá bán, mặc dù giá thành vận tải đã tăng gấp đôi theo phản ánh của các doanh nghiệp thép, nhưng khách hàng tiêu thụ thép vẫn chưa chấp nhận việc tăng giá nên nhìn chung giá thép trên thị trường tháng 5 không thay đổi nhiều so với tháng trước.

 

Giá bán tại thị trường phía Bắc và phía Nam không có nhiều chênh lệch. Khu vực phía Bắc, giá bán thực tế tại nguồn (chưa tính VAT, giao tại nhà máy, trừ chiết khấu tối đa) tùy theo quy cách, chủng loại sản phẩm, tùy theo nhà sản xuất: thép cây thông dụng phổ biến ở mức từ 12,21 – 12,97 triệu đồng/tấn; thép cuộn từ 12,30 – 12,92 triệu đồng/tấn.Khu vực phía Nam, giá bán thực tế tại nguồn (chưa tính VAT, giao tại nhà máy, trừ chiết khấu tối đa) tùy theo quy cách, chủng loại sản phẩm, tùy theo nhà sản sản xuất: thép cây thông dụng phổ biến ở mức từ 12,70 – 13,47 triệu đồng/tấn; Thép cuộn từ 12,70 – 13,32 triệu đồng/tấn.Trong 5 tháng đầu năm, lượng sắt thép thô sản xuất trên địa bàn cả nước ước đạt 1.095,2 nghìn tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ; thép cán đạt 1.424,4 nghìn tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1.400,4 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ. Trong 5 tháng, nhập khẩu thép các loại giảm 0,8% về lượng, giảm 8,1% về trị giá, tuy nhiên sản phẩm từ thép tăng 2,5% về trị giá.

Nguồn tin: HNM

Share →